Không chỉ nổi tiếng với khung cảnh yên bình của những miệt vườn sông nước. Miền Tây còn ghi điểm du khách bởi sự xuất hiện của nhiều điểm du lịch miền Tây mang hơi thở hiện đại.Mọi người cùng xem qua những địa điểm mà chúng tôi gợi ý dưới đây nhé
Chùa Sà Lôn – Sóc Trăng
Chùa Sà Lôn là một trong những ngôi cổ tự nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km. Nơi này thu hút đông đảo cư dân mạng vì có kiến trúc độc đáo, lạ lùng. Chùa được biết đến với cái tên Chén Kiểu. Du khách đến nơi đây đều trầm trồ, thích thú với phần tường chánh điện được trang trí từ những mảnh chén, đĩa sứ ngẫu nhiên, đẹp mắt.
Ảnh: Kin_autt, hao_ng_.
Chùa Ông Bổn – Sóc Trăng
Bên cạnh những ngôi chùa mang nét đẹp Thái Lan, chùa Ông Bổn của người Hoa trở nên nổi bật. Ngôi chùa 130 năm tuổi nằm ngay tại trung tâm thành phố Sóc Trăng có kiến trúc đẹp sắc sảo, phảng phất tinh thần. Và nét văn hóa của người gốc Hoa sinh sống tại đây.
Bạn Thu Hương chia sẻ: “Hình ảnh những câu đối ẩm trên bức tường, lồng đèn đỏ ngoài cửa chính như trong bộ phim mình từng xem, cứ ngỡ đang lạc giữa xứ sở Trung Hoa“.
Ảnh: Dollinatran, le_thyan.
Lò gạch nung Đồng Tháp
Đây là địa điểm bị bỏ hoang, mà có lẽ nhiều người chưa biết. Có thể rằng, những lò gạch thủ công bên sông Sa Đéc ở Châu Thành, Đồng Tháp gây ra ô nhiễm môi trường, lạc hậu. Và không mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên nó đã bị bỏ hoang.
Lò gạch nung tại đây có cảnh quan độc đáo nhất trong tất cả những địa điểm đặc biệt tại miền Tây. Nhìn từ xa, hàng nghìn lò gạch cũ kỹ, rêu phong đã khiến người ta háo hức khám phá.
Ảnh: nguyenminhhieu, khiemnguyen, Tâm Linh.
Cánh Đồng Quạt Gió – Bạc Liêu
Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu, bạn theo đường Cao Văn Lầu đi ra phía biển. Chừng 20 km sẽ bắt gặp cánh đồng quạt gió. Bạn có thể tha hồ chụp vô số bức ảnh đẹp giữa khung cảnh trời Tây ngay tại Việt Nam. Muốn có những “shoot” hình đẹp, lung linh tại cánh đồng này. Bạn nên ghé vào khoảng 16h, lúc trời không còn nắng quá gay gắt.
Ảnh: Lehatruc, loww_nguyen.
Chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Được xây dựng giữa thế kỷ 19. Có kiến trúc kết hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Khmer, Hoa, Việt…
Mặt chính của chùa được xây bằng bê tông, tổng thể giống nhà cổ kiểu Pháp. Một phần nóc chùa ảnh hưởng của văn hóa Khmer, gạch men trang trí xuất xứ từ Nhật Bản.
Trong khuôn viên chùa còn có các công trình mới xây dựng như tượng Phật Di Lặc cao 20m. Nặng 250 tấn, được đúc bằng bê tông cốt thép. Công trình khánh thành năm 2010.
Không gian chùa rộng rãi, khoảng 2 ha. Trước có sân kiểng và tượng đức Phật Thích Ca tham thiền dưới cội bồ đề. Bên phải có ao sen, tượng đài Bồ tát Quan Thế Âm, hai bên có nhiều ngôi tháp cổ của các vị Hòa thượng tiền bối.
Không gian thanh tịnh với nhiều cây xanh, bonsai, hoa lá, hồ sen… Tạo nên sự dễ chịu cho du khách sau khi lễ Phật.
Ảnh: justjoetravel, travel_maw, patrickgoestotown, lethihongchamemem, agatheauproux, nhungk0i.
Chùa Koh Kas – An Giang
Hay còn gọi là “cổng trời” an Giang, hoặc một tên khác là cổng chùa Koh Kas. Tọa lạc tại ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, An Giang. Là một công trình kiến trúc cổ & độc đáo của người Khmer.
Cánh cổng chùa này còn được người dân nơi đây ưu ái đặt tên là “cánh cổng thời gian”. Càng tiến đến gần để chiêm ngưỡng, các bạn sẽ càng nhận ra được sự phủ màu thời gian của nó. Tuy cũ kỹ, nhưng vì những đường nét quá ư tinh xảo. Lại còn lưu giữ lại đến hiện tại khiến cặp mắt nào một lần nhìn qua cũng đều say mê.
Chiếc cổng nằm yên bình, tĩnh lặng giữa đồng lúa trải rộng bát ngát. Những hoa văn, chi tiết được chạm khắc tinh tế trên cổng, mang đậm dấu ấn vùng Nam Bộ.
Với nhiều màu sắc bắt mắt, công trình này nổi bật giữa mênh mông đất trời. Vì vậy, đặt chân đến huyện Tri tôn, An Giang. Thì “cổng trời” này sẽ là điểm dừng chân check-in yêu thích mà bạn không thể bỏ lỡ.
Ảnh: nguyenquoccang, tuandriving, minhpham_2410, dingoccc, thien_dii
Tham khảo: Địa điểm tổ chức Team building tại Miền Tây
Tham quan những chợ Nổi nổi tiếng tại Miền Tây
Ngoài chợ nổi Cái Răng vô cùng nổi tiếng tại thành phố trung tâm miền Tây Cần Thơ. Thì bạn cũng không thể bỏ qua những khu chợ nổi nhộn nhịp khác Mà vẫn thưởng thức đủ loại nông sản, các món ăn vặt nổi tiếng đất phương Nam. Chợ nổi có thể nói, dường như không hề có một tác động của loại hình du lịch nào. Vì thế, “chợ Nổi” vẫn giữ nguyên vẻ giản dị của một phiên chợ miền quê sông nước miền Tây
Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng
Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng thật tế ra không mấy xa lạ với những bạn yêu thích du lịch. Và đặc biệt là miền quê sông nước. Bên cạnh những chợ nổi khác như chợ nổi Cái Răng, Cái Bè,… Nhưng có lẽ mộc mạc nhất chắc hẳn là chợ nổi Ngã Năm.
Khác với những khu chợ khác, chợ nổi Ngã Năm bắt đầu họp từ 3h sáng. Chợ tấp nập nhất vào lúc 5h. Nếu bạn muốn ngắm bình minh trên chợ nổi, bạn nên đến vào lúc 6h. Vì đây là thời điểm mặt trời vừa lên.
Đến chợ, bạn có thể thưởng thức các loại nông sản như dứa, chôm chôm và dừa. Vô cùng bình dị.
Ảnh: manh.1199, stephanienguyenxoxo, nguyen.duy_95, hanhle.215, trum_fell, dihetvietnam.
Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang
Chợ tọa lạc tại phường Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Trước đây còn có tên gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, là một trong những nhóm chợ nhộn nhịp và lớn nhất vùng sông đồng bằng Cửu Long từ trước đến nay.
Bạn nên ghé chợ nổi Phụng Hiệp để trải nghiệm cuộc sống bình dị của người miền Tây. Mỗi thuyền, ghe, bán một loại nông sản hay mặt hàng riêng. Các mặt hàng được treo cao trên những cây bẹo thay cho biển quảng cáo.
Toàn bộ nông sản của vùng cứ đến rạng sáng là tập trung hết về đây. Khu vực rộng lớn này có sức chứa đến hàng trăm chiếc ghe, xuồng lớn nhỏ. Điểm tụ tập chính là nơi giao cắt giữa 7 tuyến sông. Gồm có: sông Cái Côn, sông Mang, sông Sóc Trăng, sông xẻo Môn, sông Búng Tàu, sông Lái Hiếu & sông Xẻo Vong.
Hãy đến chợ nổi Ngã Bảy, thưởng thức những ly cà phê đặc sánh. Thả tâm hồn trôi theo những câu vọng cổ miên man ngân vang trên sông.
Ảnh: zotsnfatazh, tonbi_ko, st.
Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang
Chợ nổi Cái Bè là một trong những địa điểm du lịch Tiền Giang hấp dẫn. Được đông đảo du khách trong nước và quốc tế ghé thăm. Và đây cũng là điểm du lịch được các công ty lữ hành khai thác mạnh. Hầu như trong các hành trình du lịch về miền Tây, đều có ít nhất một đến 2 lịch trình khám phá chợ nổi Cái Bè.
Khác với những chợ nổi bình thường chỉ họp buổi sáng. Chợ nổi Cái Bè bắt đầu buôn bán từ lúc tinh mơ cho đến tối khuya. Khi bình minh vừa lên cũng là lúc chợ nổi đã nhộn nhịn như một phố nhỏ trên sông. Những chiếc xuồng bán hàng rong như phở, hủ tiếu, bún, các loại tạp hóa… Chạy luồn lách theo các mạn ghe, tàu trông rất sinh động.
Cùng với chợ nổi Cái Răng và Ngã Bảy, Cái Bè là một trong ba chợ đầu mối lớn nhất khu vực miền Tây Nam Bộ. Bạn đi đông bạn có thể thuê thuyền lớn chở được 10 – 15 người tại bến tàu Cái Bè. Với giá 500.000 – 800.000đ cho 2 lượt đi và về.
Nếu bạn đi 3 – 5 người, thì chỉ với 150.000 – 200.000đ là bạn đã thuê được một chiếc ba lá đậm chất miền Tây để khám phá chợ nổi rồi.
Ảnh: phuong_anh, leliemlawyer, cbchinh, htrucny, nicole4.3, huongly_kkk.
Chợ nổi Long Xuyên – An Giang
Đến chợ nổi Long Xuyên, bạn nên đi sớm để thưởng thức bữa sáng theo đúng kiểu “nổi” của người dân miền Tây. Từ bến phà Ô Môi, chạy dài theo bờ sông Hậu khoảng 2km là đến chợ nổi Long Xuyên. Khung thời gian đẹp nhất để tham quan chợ nổi từ 5-6 giờ sáng.
Chợ nổi Long Xuyên tấp nập ghe xuồng xuôi ngược. Cảnh bán mua, giao hàng diễn ra liên tục. Những chiếc ghe bầu trọng tải từ vài chục tấn neo đậu với nhau thành từng tốp nhỏ, trải dài bên bờ sông Hậu. Mỗi ghe cắm một cây sào cao lên năm bảy thước rồi treo lủng lẳng trái cây, hoa quả mình muốn bán.
Việc bán mua dễ dàng như mặc định. Nông sản chia theo cụm, người bán dưa theo dưa, tiểu thương dứa theo dứa. Mặc cho những chiếc ghe miệt mài ở đâu nhưng hễ họp chợ là neo đậu đúng vị trí cũ.
Không bị tác động bởi thương mại hóa du lịch nên chợ nổi Long Xuyên không chật ních, xô bồ. Không gian yên ả trải dài cả khúc sông.
Ảnh: huynhtrung369, thanhnga_lee, vana.196, nhonhonguyen226, daika.bao.
Liên hệ tổ chức Teambuilding ở miền Tây
Địa chỉ: 23/25 Đinh Tiên Hoàng – Phường 3 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Hotline: 0979 787 365